Bs Hoàng- Nam khoa : 0369.142.522
54 Nguyễn Viết Xuân- Tp.Buôn Ma Thuột- Dak Lak.
Khám hiếm muộn ở Buôn Ma Thuột tốt. ĐẢM BẢO CHỮA KHỎI.
hiếm muộn nam là những vấn đề sức khỏe của người đàn ông làm giảm khả năng giúp cho bạn tình có thai. Trong nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn ở cả nam và nữ, một phần ba các trường hợp hiếm muộn là ở người đàn ông. Nguyên nhân thường là do các vấn đề trong việc sản xuất tinh trùng hoặc khả năng đưa tinh trùng đến gặp trứng.
- Chức năng sinh sản ở nam giới
Cũng như nữ giới, khả năng sinh sản của nam giới là một quá trình phức tạp. Để có thể hỗ trợ được đối tác của mình mang thai, một người đàn ông cần có các điều kiện sau đây:
Đầu tiên, người nam phải sản xuất được các tinh trùng khỏe mạnh. Điều này là kết quả của sự hình thành và phát triển cơ quan sinh sản nam từ trong giai đoạn dậy thì. Ít nhất một trong hai tinh hoàn có khả năng hoạt động hiệu quả cũng như cơ thể tổng hợp được đủ testosterone và các kích thích tố khác để kích hoạt và duy trì sản xuất tinh trùng. Sau khi tinh trùng được sản xuất trong tinh hoàn, các ống sẽ vận chuyển kèm theo hòa lẫn với tinh dịch và được xuất tinh ra khỏi dương vật.
Điều kiện tiếp theo là cần phải có đủ số lượng tinh trùng trong tinh dịch. Số lượng quá thấp sẽ làm giảm khả năng một trong những tinh trùng thụ tinh với trứng.
Cuối cùng, tinh trùng còn phải đảm bảo được chức năng và có thể di chuyển. Nếu chuyển động kém hay hạn chế khả năng vận động, tinh trùng khó có thể tiếp cận hoặc xâm nhập vào trứng để thụ tinh.
- Các nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới
hiếm muộn ở nam giới có thể do đâu?
2.1. Các nguyên nhân gây hiếm muộn nam do bệnh lý
Các vấn đề làm cản trở khả năng sinh sản của nam giới có thể là hệ quả của các bệnh lý hay do can thiệp điều trị các bệnh lý khác.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Tình trạng này là khi các tĩnh mạch dẫn lưu cho tinh hoàn bị kéo dãn bất thường, là nguyên nhân phổ biến nhất gây hiếm muộn nam. Mặc dù cơ chế giãn tĩnh mạch thừng tinh gây hiếm muộn vẫn chưa được biết rõ, một số giả thiết cho rằng nó có thể liên quan đến sự điều hòa nhiệt độ tinh hoàn, dẫn đến giảm chất lượng tinh trùng.
Do nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng, bao gồm cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như bệnh lậu hoặc HIV, có thể làm cản trở khả năng sản xuất tinh trùng, sức khỏe tinh trùng hoặc có thể gây ra sẹo làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng trong các ống tinh hoàn.
Vấn đề xuất tinh: Xuất tinh ngược dòng xảy ra khi tinh dịch đi vào bàng quang khi đạt cực khoái thay vì cần phải phóng thích ra khỏi đầu dương vật. Tình trạng này có thể là biến chứng của các bệnh lý tại chỗ hay toàn thân khác như chấn thương cột sống, phẫu thuật tại bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo, đái tháo đường, dùng thuốc.
Kháng thể kháng tinh trùng: Đây là các tế bào của hệ thống miễn dịch xác định nhầm tinh trùng là kháng nguyên xâm lược có hại và cố gắng tiêu diệt chúng.
Khối u: Ung thư và có khối u bướu lành tính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản ở nam giới. Một số trường hợp cần phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị để điều trị khối u có thể làm khả năng sinh sản ở người đàn ông suy giảm đáng kể.
Tinh hoàn không di chuyển xuống: Nếu trong quá trình phát triển của bào thai, một hoặc cả hai tinh hoàn không đi xuống từ bụng vào bìu, tinh hoàn sẽ bị tiêu hủy và khả năng sinh sản bị hạn chế.
Mất cân bằng nội tiết tố: hiếm muộn có thể là do rối loạn chức năng nội tiết của tinh hoàn hoặc hệ thống nội tiết bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp và tuyến thượng thận. Nếu đo nồng độ testosterone thấp, cần tìm các bệnh lý suy sinh dục nam tiềm ẩn.
Tắc nghẽn ống dẫn tinh: Ống dẫn tinh có thể bị tổn thương và tắc nghẽn do chấn thương, tai nạn, phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc các phát triển bất thường như trong bệnh xơ nang, bệnh di truyền. Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, từ trong tinh hoàn, ống dẫn lưu tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh cho đến cả niệu đạo.
Khiếm khuyết nhiễm sắc thể: Các rối loạn di truyền như hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann, hội chứng Kartagener, xơ nang… gây ra những bất thường trong sự phát triển của cơ quan sinh sản nam.
Vấn đề trong quan hệ tình dục: Đây là những cản trở gặp phải trong việc duy trì sự cương cứng đủ cho quan hệ tình dục (rối loạn cương dương), xuất tinh sớm, giao hợp đau, bất thường về mặt giải phẫu như mở lỗ niệu đạo bên dưới dương vật hoặc cả các vấn đề về tâm lý khi quan hệ.
Bệnh celiac: Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa gây ra bởi sự nhạy cảm với gluten. Hơn thế nữa, bệnh celiac có thể gây hiếm muộn nam. Khi đó, khả năng sinh sản có thể cải thiện sau khi áp dụng chế độ ăn không có gluten.
Một số loại thuốc: Liệu pháp thay thế testosterone, sử dụng steroid dài hạn, hóa trị liệu, thuốc chống nấm… có thể làm giảm sản xuất tinh trùng và giảm khả năng sinh sản của nam giới.
Tiền căn phẫu thuật: Một số phẫu thuật có thể để lại di chứng hạn chế khả năng xuất tinh như sửa chữa thoát vị bẹn, phẫu thuật bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt cũng như phẫu thuật lớn trong ổ bụng.
2.2. Các nguyên nhân gây hiếm muộn nam do môi trường
Tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường nhất định như nhiệt độ cao, độc tố và hóa chất có thể làm giảm sản xuất hoặc suy yếu chức năng của tinh trùng. Các yếu tố này bao gồm:Hóa chất công nghiệp: benzenes, toluene, xylene, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn…
Tiếp xúc với kim loại nặng: chì, thủy ngân…
Bức xạ hoặc tia X
Nhiệt độ cao: Môi trường làm việc quá nóng, mặt quần áo bó sát, thường xuyên xông hơi, tắm nước nóng có thể làm giảm số lượng tinh trùng.
2.3. Các nguyên nhân gây hiếm muộn nam do thói quen, lối sống
Sử dụng ma túy: Sử dụng cocaine hoặc cần sa có thể làm giảm số lượng lẫn chất lượng tinh trùng.
Uống rượu: Rượu làm giảm nồng độ testosterone, gây rối loạn chức năng cương dương và giảm sản xuất tinh trùng. Bệnh gan do uống rượu quá nhiều cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sinh sản.
Hút thuốc lá: Những người đàn ông hút thuốc được quan sát thấy là có số lượng tinh trùng thấp hơn những người không hút thuốc. Hút thuốc thụ động cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Cảm xúc tinh thần: Thường xuyên lo âu, căng thẳng có thể ảnh hưởng một số hormone cần thiết để sản xuất tinh trùng. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng mang thai có thể thấp hơn nếu bạn tình nam bị trầm cảm nặng. Ngoài ra, rối loạn tâm lý ở nam giới có thể gây ra rối loạn chức năng tình dục do giảm ham muốn, rối loạn cương dương, chậm xuất tinh hoặc bị ức chế.
Cân nặng: Béo phì có thể làm giảm khả năng sinh sản theo nhiều cách, bao gồm cả tác động trực tiếp đến tinh trùng cũng như gián tiếp gây ra các thay đổi hormone.
Nghề nghiệp: Một số công việc phải ngồi lâu có thể liên quan đến nguy cơ hiếm muộn.
Nam giới cần chủ động thăm khám tiền sản nếu thấy có các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến hiếm muộn
3. Khi nào cần đi khám?
Dấu hiệu chính của hiếm muộn nam là không có khả năng giúp bạn tình thụ thai. Ngoài ra, có thể không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu người nam có các vấn đề tiềm ẩn như rối loạn di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, giãn tĩnh mạch quanh tinh hoàn hoặc nguy cơ tắc nghẽn ống dẫn tinh… thì nên đi khám sớm để được can thiệp.
Bên cạnh đó, nam giới cần chủ động thăm khám tiền sản nếu thấy có các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến hiếm muộn nam bao gồm:
Các vấn đề về chức năng tình dục như khó xuất tinh, giảm ham muốn tình dục hoặc khó duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương)
Đau, sưng, khó chịu hoặc có u cục ở tinh hoàn
Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát
Không có khả năng ngửi
Tăng trưởng vú bất thường
Giảm lông trên mặt hoặc các vùng cơ thể
4. Cách phòng ngừa nguy cơ hiếm muộn ở nam giới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn nam không thể ngăn ngừa được; tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng tránh được một số nguyên nhân bằng cách thực hiện các lời khuyên sau đây:
Bỏ hút thuốc lá
Hạn chế bia rượu
Tránh dùng thuốc kích thích
Tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu, kim loại nặng và các chất độc
Duy trì cân nặng hợp lý
Tránh các yếu tố gây tích tụ nhiệt kéo dài trên vùng bẹn bìu như hạn chế ngồi lâu, không mặc quần bó, không ngâm mình trong nước nóng, tắm xông hơi…
Giảm căng thẳng, hạn chế lo âu.