Bs Hà Chuyên khoa I : 0905.196.781
Bs Hoàng- Nam khoa : 0369.142.522
54 Nguyễn Viết Xuân- Tp.Buôn Ma Thuột- Dak Lak.
Khám đại tràng ở dak lak tốt. ĐẢM BẢO CHỮA KHỎI.
Tổng quan bệnh Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh gì?
Viêm đại tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa với nhiều biểu hiện phức tạp. Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.
Viêm đại tràng gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và công việc
Bệnh học viêm đại tràng
Đại tràng (ruột già) là bộ phận quan trọng trong hệ thống đường ruột, có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và thải ra ngoài, trong đó còn có cả nước. Trước khi chất cặn bã được thải ra ngoài, đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó.
Đại tràng được chia ra hai đoạn, với chức năng tiêu hóa riêng biệt: bên phải, bên trái.
Đại tràng phải: lưu giữ thức ăn tạo điều kiện cho sự tái hấp thu được triệt để.
Khi dưỡng chất từ ruột non đi vào manh tràng, 98% lượng nước được hấp thu cùng với các chất điện giải, các chất hòa tan. Một lượng lớn tinh bột và chủ yếu là cellulose chưa được tiêu hóa, nhờ các vi khuẩn ưa acid dùng men cellulase phân hủy cellulose bằng hiện tượng lên men chuyển ra glucose để hấp thu.
Khi đến đại tràng trái: hầu như mọi thành phần của thức ăn đã được tiêu hóa, còn lại chất bã trong đó có một số sợi cơ chưa tiêu hết, mucoprotein từ thành ruột tiết ra sẽ được các vi khuẩn phân hủy gây ra hiện tượng thối rữa và cuối cùng hình thành phân để xuống đại tràng sigma, từng đợt rơi vào trực tràng để gây phản xạ buồn đại tiện.
Bên cạnh đó, đại tràng cũng là nơi phát sinh là nhiều bệnh vì đại tràng là nơi hình thành và đào thải phân nên rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và gây bệnh.
Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.
Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…Nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dần biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị.
Nguyên nhân bệnh Viêm đại tràng
Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:
Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn
Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh
Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim
Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao
Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em
Nấm, đặc biệt là nấm Candida
Viêm loét đại tràng có thể do bệnh tự miễn
Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, …
Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính
Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.
Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.
Triệu chứng bệnh Viêm đại tràng
Triệu chứng viêm đại tràng cấp
Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng:
Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.
Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.
Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.
Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính
Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh sau:
Thể tiêu lỏng và đau bụng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 – 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm.
Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống.
Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu.
Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.
Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.
Đường lây truyền bệnh Viêm đại tràng
Bệnh có thể lây truyền theo đường tiêu hóa. Viêm đại tràng thường bắt nguồn từ một nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính, có thể do người bệnh ăn hoặc uống phải thức ăn có chứa vi sinh vật gây bệnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm đại tràng
Tuổi tác: viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.
Không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường
Táo bón kéo dài
Thường xuyên căng thẳng, lo âu
Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột
Phòng ngừa bệnh Viêm đại tràng
Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt
Không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, không uống nước đá không đảm bảo vệ sinh (không tiệt khuẩn nước trước khi làm đông đá)
Trong gia đình khi có người mắc bệnh do lỵ amip, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần tiệt khuẩn các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi. Phân người bệnh không được để vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh, nhất là ở nông thôn, miền núi
Nên rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng/lần
Tránh dùng kháng sinh kéo dài
Điều trị tích cực khi bị lao phổi
Tránh căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá
Thường xuyên vận động, thể dục thể thao
Có chế độ ăn hợp lý:
Nên ăn các thực phẩm như: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, rau xanh, củ quả, trái cây (nhất là những loại giàu kali: chuối, đu đủ, …)
Hạn chế ăn trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống
Không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay và những thức ăn chiên
Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối
Cung cấp đủ nước, muối khoáng và các vitamin cần thiết
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm đại tràng
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm đại tràng
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng:
Điều trị càng sớm càng tốt
Xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp
Duy trì chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp
Điều trị nội khoa.
Bs Hà Chuyên khoa I : 0905.196.781
Bs Hoàng- Nam khoa : 0369.142.522
54 Nguyễn Viết Xuân- Tp.Buôn Ma Thuột- Dak Lak.