Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm sao?

Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và 1 trường hợp tử vong. Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người, đồng thời cung cấp biện pháp phòng chống dịch cúm.


Tình hình dịch cúm A/H5N1 tại Việt Nam

Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và có 1 trường hợp tử vong vào ngày 23/3 vừa qua.

"A/H5N1

A/H5N1 là chủng cúm có độc lực cao – Ảnh minh hoạ

Theo Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn diễn ra tại nhiều địa phương. Từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành phố khác nhau.

Thời tiết chuyển mùa và biến đổi không lường trước cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại mầm bệnh.

Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm cúm A/H5N1 từ gia cầm sang con người.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm chủng H5N1 gây ra. Chủng cúm này có độc lực cao, có thể gây ra biến chứng và nguy cơ tử vong cao ở con người.

Virus cúm A/H5N1 có khả năng lây nhiễm cao ở chim và gia cầm, có thể lây nhiễm cho con người từ động vật. Tuy nhiên, khó lây nhiễm từ người sang người.

Cúm A/H5N1 có thể lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với vật dụng nhiễm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm chưa nấu chín…

Theo HCDC, triệu chứng của nhiễm cúm A/H5N1 có thể bao gồm sốt, khó chịu, ho, đau họng, đau cơ, đau bụng, đau ngực, tiêu chảy. Bệnh có nguy cơ nặng và dẫn đến tử vong.

Để phòng chống cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, cần thực hiện các biện pháp sau:

– Không ăn gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

– Ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

– Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

– Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, không nên tự ý xử lý mà phải thông báo cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y.

– Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn động vật hoang dã, đặc biệt chim.

– Khi có triệu chứng cúm, cần đến cơ sở y tế ngay.

Nguồn thông tin được tham khảo từ: Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm sao?

Nội dung được biên tập bởi: khamdinhky. net

About Khám định kỳ

Like page Y lâm sàng để cập nhật những thông tin và bài viết mới nhất!

Check Also

Vừa đốt cỏ làm rẫy vừa hút thuốc lá, nam thanh niên bỏng 75% cơ thể

Bệnh nhân với di chứng nặng nề được phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *