Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc quản lý bệnh hiệu quả giúp người bệnh tránh được nguy cơ trở nặng, cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây cũng là gánh nặng đối với hệ thống y tế. Việc chủ động quản lý bệnh là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh COPD tránh được nguy cơ trở nặng. 30% bệnh nhân nhập viện khoa hô hấp do phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý viêm mạn tính của các phế quản gây ra tình trạng tắc nghẽn không hồi phục của luồng khí khi hít thở, tạo ra các triệu chứng như ho khạc đờm kéo dài, khò khè, khó thở, và có thể gây ra nhiều biến chứng như suy hô hấp cấp và mạn tính, viêm phổi, suy tim.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm tỷ lệ khoảng 30% trong số các ca bệnh nhập viện tại khoa Nội Hô hấp – Tiêu hóa. Mỗi năm, Bệnh viện tiếp nhận thêm gần 100 ca bệnh mới và đang quản lý gần 500 người bệnh mắc COPD. Nhiều trường hợp người bệnh mắc COPD nhờ được quản lý tốt, ngay khi xuất hiện các triệu chứng nguy cơ đã được thăm khám và điều trị kịp thời, giúp các triệu chứng được cải thiện nhanh chóng và không để lại di chứng nặng nề.

Hình ảnh người bệnh được thăm khám tại phòng khám chuyên quản lý hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Trường hợp người bệnh nam 57 tuổi, nhập viện tại Khoa Nội hô hấp tiêu hoá, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng khó thở, khò khè, có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá trong nhiều năm. Dù đã dừng hút thuốc lá được một thời gian dài nhưng khi chụp phim cắt lớp lồng ngực, các bác sĩ vẫn ghi nhận những tổn thương phổi như phế thũng, kén khí phổi.

Người bệnh được đo chức năng hô hấp và chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do được điều trị sớm, tình trạng người bệnh cải thiện rất nhanh, đỡ khó thở, đỡ ho khạc đờm và ra viện sau 4 ngày điều trị về dùng thuốc dự phòng theo hướng dẫn. Tương tự, trường hợp người bệnh L.T.N ở Bạch Hạc, Việt Trì đã mắc COPD gần 10 năm nhờ được quản lý bệnh một cách hiệu quả và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ nên người bệnh dù mắc COPD đã nhiều năm nhưng các chỉ số xét nghiệm máu, đo chức năng phổi vẫn ổn định, người bệnh vẫn vui vẻ tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh.

Tuy nhiên, với trường hợp người bệnh T.V.V, dù đã được chẩn đoán mắc COPD 10 năm nay nhưng người bệnh không tuân thủ đi khám định kỳ, không duy trì sử dụng thuốc dự phòng đều đặn nên thường xuyên phải nhập viện vì các đợt COPD cấp, khiến chức năng phổi bị suy giảm nhanh chóng. Đặc biệt, mới đây người bệnh đã phải nhập viện vì đợt cấp COPD mức độ nặng phải thở oxy và điều trị kéo dài.

Nguồn thông tin được tham khảo từ: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm thế nào?

Nội dung được biên tập bởi: khamdinhky. net

About Khám định kỳ

Like page Y lâm sàng để cập nhật những thông tin và bài viết mới nhất!

Check Also

Xạ trị proton hiện đại không gây tổn hại các mô lành bệnh nhân ung thư

Hội thảo “Ứng dụng Xạ trị Gia tốc và Proton trong điều trị Ung thư” …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *