Cấp cứu thành công trẻ đẻ rơi tại nhà non tháng, bị suy hô hấp

Bé non sinh non tháng 33 tuần tuổi thai, nặng 1700g, được cứu sống sau 2 tuần điều trị tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức. Đây là một trong những trường hợp thành công trong việc nuôi trẻ sinh non.


Thai phụ Đ.V.T.M.Q. sinh bé non tháng 33 tuần tuổi thai, cân nặng 1700g. Bé rơi tại nhà, mẹ tự đỡ sanh và cắt dây rốn bằng kéo, sau sinh khóc ngay. Bé được đưa đến Bệnh viện Thành phố Thủ Đức trong tình trạng suy hô hấp, được xử trí ban đầu thở oxy, ủ ấm và chuyển nhanh vào Khoa Hồi sức tích cực Nhi – Sơ sinh.

BSCKI.Ngô Văn Mạnh – Bác sĩ điều trị Khoa Hồi sức tích cực Nhi – Sơ sinh cho biết, đây là một trường hợp nặng ngay từ ban đầu với nhiều nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh, diễn tiến bệnh phổi non tháng nên đã được điều trị tích cực với thở NCPAP, kháng sinh, dự phòng uốn ván, dinh dưỡng.

Bệnh nhi vẫn diễn tiến vào sốc nhiễm trùng với nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng đường huyết, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, tổn thương cơ tim. Sau hơn 2 tuần điều trị chuyên sâu tích cực, tình trạng bé ổn định dần, bé đã có thể bú mẹ và xuất viện vào sáng ngày 19/6 trong niềm vui của cả gia đình và tập thể các y bác sĩ.

BSCKII.Nguyễn Hà Phương – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Nhi – Sơ sinh cho biết, đây là một trong rất nhiều trường hợp trẻ sinh non được nuôi thành công tại bệnh viện. Các thai phụ cần tiêm ngừa đầy đủ, theo dõi thai kỳ đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ, kiểm soát các bệnh lý trong khi mang thai như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, cường giáp.

Mẹ bầu cần theo dõi các cử động thai thường xuyên nhất là 3 tháng cuối thai kỳ, nếu có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra huyết âm đạo, chóng mặt, dọa sinh non, khung chậu hẹp… nên đi khám sớm để các bác sĩ xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm đến mẹ và bé. Trào lưu “sinh con thuận tự nhiên” cần được thận trọng, cảnh báo sinh con tại nhà không có sự hỗ trợ của chuyên gia y tế là nguy hiểm, có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn thai nhi.

BS Phan Chí Thành, Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản trung ương (Hà Nội), khuyến cáo sản phụ phải phân biệt đỡ đẻ tại nhà và sinh con “thuận tự nhiên”. Với đỡ đẻ tại nhà, sản phụ vẫn được sự hỗ trợ, chăm sóc của bác sĩ có kinh nghiệm, sinh con an toàn. Trường hợp sinh thuận tự nhiên, sản phụ và gia đình không thể nắm được diễn biến sức khỏe để kịp thời hỗ trợ, mẹ có nguy cơ băng huyết, tiền sản giật, tai biến rất nặng nề.

BS Lưu Quốc Khải, nguyên Trưởng Khoa Đẻ 2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, lưu ý sau sinh hệ miễn dịch trẻ rất yếu ớt, cần được theo dõi sát nhịp thở, màu da, đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn. Nếu chào đời trong môi trường không đảm bảo, trẻ có nguy cơ nhiễm trùng, suy hô hấp, nguy hiểm tính mạng. Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ để hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng đề kháng cơ thể. Trẻ cần tiêm ngừa một số vaccine cần thiết để phòng ngừa bệnh.

Nguồn thông tin được tham khảo từ: Cấp cứu thành công trẻ đẻ rơi tại nhà non tháng, bị suy hô hấp

Nội dung được biên tập bởi: khamdinhky. net

About Khám định kỳ

Like page Y lâm sàng để cập nhật những thông tin và bài viết mới nhất!

Check Also

Cứu bé sinh non ngôi ngang sa tay không có nhịp thở

Cuốn sách kể về cuộc chiến sinh tồn của cô bé sinh non ngôi ngang, …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *